Tầm quan trọng Đại_Đường_Tây_Vực_ký

Ngày nay, tập ký vẫn mang một giá trị lớn đối với các nhà sử học và khảo cổ học hiện đại.[2] Tập ký là một tài liệu quan trọng về Trung Á trong đầu thế kỷ thứ VII, vì nó cung cấp thông tin về một nền văn hóa Phật giáo tồn tại ở Afghanistan trong thời gian đó và là bằng chứng văn bản sớm nhất cho các tượng Phật tại Bamyan. Các chuyến đi của Huyền Trang cũng được ghi nhận là tác động một phần cho sự lan rộng của công nghệ sản xuất đường ở Trung Quốc và Ấn Độ thời Trung Cổ. Điều này rất có ý nghĩa vì đường đóng một vai trò quan trọng trong giáo lý Phật giáo.[5] Tập ký cũng mang tầm quan trọng tương đương trong các nghiên cứu về Ấn Độ, và các nhà khảo cổ học đã sử dụng nó để lấp đầy những khoảng trống nhất định trong lịch sử Ấn Độ. Nó cho phép các nhà sử học định vị chính xác các địa điểm quan trọng ở Ấn Độ. Tập sách được biết đến với "những mô tả chính xác về khoảng cách và vị trí của những nơi khác nhau", và đã được dùng làm sách hướng dẫn cho việc khai quật nhiều địa điểm quan trọng, như Rajgir, Đền thờ tại Sarnath, Ajanta, tàn tích của Tu viện Nalanda ở Bihar và tàn tích Vasu Bihar của thành phố Pundra cổ đại. Tập ký cũng tạo cảm hứng cho truyện Tây du ký, một danh tác văn học Trung Quốc xuất bản vào thời nhà Minh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_Đường_Tây_Vực_ký http://afe.easia.columbia.edu/special/travel_recor... http://www.uhpress.hawaii.edu/p-4509-9781886439023... http://www.chinaknowledge.org/Literature/Science/d... //doi.org/10.1353%2Fjwh.2001.0025 //doi.org/10.2307%2F44144424 //www.jstor.org/stable/20078877 //www.jstor.org/stable/44144424 https://www.youtube.com/watch?v=AVEJzp4h_MY https://archive.org/details/ajf4729.0001.001.umich... https://archive.org/details/mmoiressurlesco00julig...